Con cua đồng

Chuyện kể: Sự tích vì sao càng cua có lông? (Cổ tích Nhật Bản)

Ngày xưa khỉ và cua cùng sống với nhau rất thân thiết. Một lần dạo chơi, khỉ nhặt được một hạt hồng, cua nhặt được một hạt ngô. Khỉ bảo cua:

- Chị cua yêu quý ơi, chúng ta đổi cho nhau nhé: Tôi lấy hạt ngô của chị, chị lấy hạt hồng của tôi.

Cua đồng ý đổi. Sau đó, cua đem hạt hồng trồng trong khu vườn của mình. Cây hồng mọc và lớn nhanh như thổi - Chả mấy nỗi đã tươi tốt và sai quả.

Cua đến chỗ khỉ, bảo khỉ đến thăm cây hồng sai quả. Khỉ đồng ý đi ngay. Khỉ trèo lên cây hồng, vặt những quả chín ăn và ném những quả xanh xuống cho cua. Cua tức lắm, nó bò ra xa và chửi khỉ thậm tệ. Cáu tiết, khỉ tụt xuống, rồi dồn cua vào hang của cua. Khỉ dùng ngồi lên cửa hang bịt kín lại không cho cua ra và bậy cả vào trong đó. Cua liền giơ càng cặp chặt vào đít khỉ. Khỉ đau quá kêu ầm ĩ:

- Ối! Ối! Chị cua ơi, tôi đau quá! Hãy thả tôi ra! Nếu chị muốn, tôi sẽ cho chị ba cái lông trên mông tôi.

Từ đó, trên càng cua mới có lông - đó là lông của khỉ cho đấy.

*****************************************

Cua đồng hay còn gọi là điền giải (danh pháp khoa học: Somanniathelphusa sinensis) là một loài trong họ Cua đồng thuộc nhóm Cua nước ngọt và phân bố nhiều tại Việt Nam. Tại Việt Nam, thuật ngữ này thường dùng để chỉ chung cho những loài cua nước ngọt sống trong môi trường đồng ruộng và thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne-Edwards thuộc họ Parathelphusidae.

Cua đồng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi. Là động vật sống ở tầng đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch, chúng thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có hai càng, một to và một càng nhỏ hơn, hai gọng cua đồng có màu vàng cháy, toàn thân có màu sắc nâu vàng.

Kích thước tương đối lớn: 30-35 mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua đồng cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu. Ngoài ra cua đồng đực có sự chênh lệch rất lớn về độ lớn của đôi càng kẹp trong khi cua đồng cái thì tương đối đồng đều.

Cua đồng ăn tạp nhưng thiên về động vật, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, hến...

Cua đồng sinh sản quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Cua đồng đẻ mỗi lần từ 100 đến 350 trứng, trứng không qua giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp thành cua con ngay trong yếm cua mẹ.

Nguồn: Internet